tải game bài b52 ứng dụng mới nhất

Start up

Gắn kết đại học khởi nghiệp vào hệ sinh thái mở địa phương...

TS. Hoàng Thịnh Nhân (*) 11/12/2023 16:05

Kết hợp đại học khởi nghiệp (ĐHKN) vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở địa phương có thể tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp (DN) mới, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia quá trình này.

Cần gắn kết ĐHKN với hệ sinh thái ĐMST mở địa phương

Khi nói đến hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở là nói về một mô hình hoặc hệ thống được thiết kế để thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của khởi nghiệp và các hoạt động ĐMST, thông qua sự hợp tác chia sẻ nguồn lực và sử dụng nguồn tài trợ cũng như kiến thức từ bên ngoài tổ chức hoặc cộng đồng khởi nghiệp. Ví dụ, nói đến hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở của địa phương thì các nguồn lực đó không chỉ của địa phương mà phải từ bên ngoài, có thể ở phạm vi trong nước hoặc huy động các nguồn lực quốc tế. Khi đó, hệ sinh thái mới được định hình nhằm tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển của khởi nghiệp và ĐMST.

d0f86016e4e64db814f7.jpg
Khóa đào tạo Cố vấn dự án khởi nghiệp ĐMST năm 2023 của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Hệ sinh thái ĐHKN thường nằm trong hệ sinh thái ĐMST mở địa phương. Tuy nhiên, sự liên quan giữa hệ sinh thái ĐHKN và hệ sinh thái ĐMST mở địa phương có thể thay đổi tùy theo vùng và ngữ cảnh cụ thể. Điều quan trọng là tạo ra sự tương tác và hợp tác để thúc đẩy sự phát triển khởi nghiệp và sáng tạo trong địa phương.

Khi gắn kết hệ sinh thái ĐHKN với hệ sinh thái ĐMST mở địa phương, có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển khởi nghiệp, sáng tạo và kinh tế địa phương. Qua đó, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia quá trình này:

- Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương: các hoạt động khởi nghiệp và ĐMST có thể tạo ra các DN khởi nghiệp, các công việc mới, giúp giảm thất nghiệp, đảm bảo thu nhập cho người dân trong cộng đồng, cải thiện tình hình kinh tế trong khu vực.

- Thúc đẩy sự sáng tạo và nghiên cứu: một trong những mục tiêu của ĐHKN là khơi dậy đam mê và sáng tạo, do đó, khi kết nối ĐHKN với hệ sinh thái mở địa phương có thể cung cấp tài nguyên và cơ hội để phát triển ý tưởng sáng tạo và nghiên cứu, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, cải thiện cuộc sống cộng đồng địa phương.

- Tạo môi trường khởi nghiệp: Sự hợp tác giữa ĐH và cộng đồng khởi nghiệp địa phương có thể tạo ra môi trường khuyến khích sự phát triển của các DN mới. Từ đó, tạo cơ hội cho người học và cộng đồng tham gia vào quá trình khởi nghiệp và học hỏi từ những người có kinh nghiệm, cụ thể là sự ra đời của các mạng lưới hỗ trợ tư vấn khởi nghiệp quốc gia cũng như của các địa phương, ban ngành hoặc có sự gắn kết với hệ sinh thái của trường ĐH.

- Tạo ra liên kết và mối quan hệ: đây là điều rất quan trọng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở. Sự hợp tác giữa trường ĐH và cộng đồng DN địa phương có thể tạo ra các liên kết và mối quan hệ quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hỗ trợ các dự án và nhiều hoạt động địa phương khác.

- Sự kết nối với hệ sinh thái ĐH có thể tạo cơ hội cho các DN khởi nghiệp nhận tài trợ và hỗ trợ tài chính từ các nguồn tài trợ địa phương hoặc quốc tế, giúp các dự án khởi nghiệp phát triển và mở rộng.

Những mô hình tiên tiến, đáng học hỏi

Việc gắn kết hệ sinh thái ĐHKN vào hệ sinh thái ĐMST mở địa phương đã trở thành một xu hướng quan trọng trên thế giới nhằm tạo môi trường thúc đẩy sự sáng tạo, khởi nghiệp, và phát triển kinh tế ở cấp địa phương thông qua sự hợp tác giữa các trường đại học, DN, cơ quan Chính phủ, và cộng đồng. Có thể tham khảo ví dụ ở một số quốc gia như:

- Mỹ có nhiều trường ĐH nổi tiếng như: Stanford, Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và có những hệ sinh thái ĐMST mạnh mẽ và mối quan tâm lớn đối với khởi nghiệp. Các trường ĐH này thường hợp tác với các DN công nghệ và cơ quan chính phủ để thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp ở cấp địa phương và quốc gia.

- Israel được biết đến với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và startup. Các trường ĐH ở Israel thường có các chương trình khuyến khích khởi nghiệp và tạo điều kiện cho sự hợp tác với các DN công nghệ.

- Singapore đã đầu tư mạnh vào hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo, tạo ra các khu vực như Block71, một không gian hợp tác giữa ĐH và cộng đồng khởi nghiệp để thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp ở cấp địa phương.

Đó chỉ là một vài điển hình trong số nhiều nỗ lực trên toàn thế giới để gắn kết hệ sinh thái ĐHKN vào hệ sinh thái ĐMST mở địa phương. Có thể thấy, các DN lớn, có uy tín thường có một hoặc một số trường ĐH đồng hành trong tất cả các hoạt động liên quan đến ĐMST, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng. Hiện, ở Việt Nam, cầu nối giữa các trường ĐH với các DN nói riêng hoặc cộng đồng DN trong các địa phương nói chung vẫn chưa thật sự gắn kết hoặc có gắn kết nhưng chưa lan tỏa, chưa trở thành một văn hóa sâu rộng. Rất mong trong thời gian tới, với những thành tựu đã đạt được thì các trường ĐH, các DN và đặc biệt là cơ quan chính quyền có những bước đi quyết liệt hơn để sự gắn kết đó được mạnh mẽ và hiệu quả, trở thành động lực phát triển đất nước.

Giải pháp gắn kết hai hệ sinh thái

Để hiện thực hóa việc gắn kết hệ sinh thái ĐHKN vào hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở địa phương, cần phải tạo ra một môi trường và đảm bảo một số điều kiện quan trọng như:

- Có cơ cấu hoặc tổ chức cụ thể để quản lý và hợp tác giữa các ĐH, DN, cơ quan chính phủ và cộng đồng địa phương. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập các quỹ đầu tư, trung tâm khởi nghiệp, hoặc các tổ chức quản lý dự án.

- Sự hỗ trợ từ Chính phủ: Chính phủ cần cung cấp sự hỗ trợ và khung pháp lý thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên, bao gồm các chính sách thuế, quy định về sở hữu trí tuệ và tài trợ cho dự án khởi nghiệp.

- Cần có nguồn tài chính để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp và sáng tạo. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra quỹ đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các DN khởi nghiệp, và các hình thức tài trợ từ các nguồn khác nhau.

- Cần tạo ra môi trường thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp bằng cách cung cấp không gian làm việc, phòng thí nghiệm, thiết bị và tài nguyên hỗ trợ.

- Để hỗ trợ sự phát triển khởi nghiệp, cần có các chương trình đào tạo và giáo dục về khởi nghiệp và sáng tạo. ĐH có thể cung cấp các khóa học và chương trình đào tạo liên quan đến khởi nghiệp.

- Mối quan hệ và liên kết giữa các bên khác nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp cũng rất quan trọng. Cần xây dựng mối quan hệ và liên kết mạnh mẽ giữa ĐH, DN, cơ quan Chính phủ và cộng đồng địa phương.

- Tất cả các bên cần cam kết và tham gia tích cực vào quá trình này. Sự tương tác và hợp tác giữa các bên có thể tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển khởi nghiệp và sáng tạo.

- Đánh giá và theo dõi: Cần thiết lập hệ thống đánh giá và theo dõi để đo lường hiệu suất và tiến độ của các dự án khởi nghiệp và sáng tạo nhằm cải thiện quy trình và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST mở địa phương.

(*) Phó giám đốc Trung tâm Sáng tạo và ươm tạo khởi nghiệp -
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gắn kết đại học khởi nghiệp vào hệ sinh thái mở địa phương...
POWERED BY - A PRODUCT OF NEKO